Chúc bạn Hạnh phúc và Bình An
VĂN KHẤN NGÀY RẰM THÁNG GIÊNG: Cầu Bình An & Sức Khỏe Cho Gia Đình

VĂN KHẤN NGÀY RẰM THÁNG GIÊNG: Cầu Bình An & Sức Khỏe Cho Gia Đình

Nhật Minh
Th 5 06/02/2025 8 phút đọc
Nội dung bài viết

VĂN KHẤN NGÀY RẰM THÁNG GIÊNG: Cầu Bình An & Sức Khỏe Cho Gia Đình

Trong không khí thanh tịnh của những ngày đầu xuân, khi hương xuân còn phảng phất, chúng ta đón một ngày lễ đặc biệt - Rằm tháng Giêng. Một ngày mà ông bà ta từ xưa đã đúc kết qua câu nói "Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng".

Có bao giờ bạn tự hỏi, tại sao ngày Rằm đầu tiên của năm lại thiêng liêng đến vậy? Khi Đức Phật còn tại thế, vào chính ngày này, một điều kỳ diệu đã xảy ra. 1250 vị Tỳ-kheo, tất cả đều là bậc Thánh Tăng A-la-hán, không hẹn mà cùng về quy tụ tại tinh xá Trúc Lâm để đảnh lễ Ngài. Một cuộc hội ngộ tâm linh không hẹn mà gặp, cho thấy sức mạnh vi diệu của nhân duyên và tâm linh.

Hôm nay, khi chúng ta bước vào năm mới với bao hy vọng và ước nguyện, Rằm tháng Giêng chính là cơ hội quý báu để chúng ta tạo những nhân lành đầu năm. Bởi như ông bà ta vẫn nói "Đầu xuôi đuôi lọt", việc thiện lành ta làm từ những ngày đầu năm sẽ như hạt giống tốt, nảy mầm và đơm hoa kết trái trong suốt năm đó.

Nhân dịp Rằm tháng Giêng - ngày lễ thiêng liêng đầu năm, Nhà xin gửi tặng quý Phật tử, quý Khách hàng của Nhà hai bài văn khấn quan trọng. Bài thứ nhất là văn khấn thần linh, dùng khi đến chùa lễ Phật cầu an. Bài thứ hai là văn khấn gia tiên, dùng khi thắp hương tại ban thờ tổ tiên trong nhà.

Hai bài văn khấn này được biên soạn cẩn thận, với ngôn từ trang trọng và đầy đủ ý nghĩa, giúp việc cúng lễ được trang nghiêm và trọn vẹn. Khi đọc văn khấn, điều quan trọng là giữ tâm thành kính, đọc chậm rãi và rõ ràng để thể hiện lòng tôn kính với Phật, thần linh và tổ tiên.

VĂN KHẤN THẦN LINH RẰM THÁNG GIÊNG (TẾT NGUYÊN TIÊU)

Quy y

Để bắt đầu, bạn hãy tưởng tượng hoặc tin chắc phía trên là chư Phật, Bồ tát, Hộ pháp đang chứng kiến buổi lễ này, xung quanh là Thần thánh, ông bà tổ tiên và sau lưng là tất cả người thân quen, lẫn những chúng sinh không quen biết đang cùng bạn quy y; rồi thành tâm đọc những lời sau:

Con xin quy y Phật, con xin quy y Pháp, con xin quy y Tăng, từ nay cho tới ngày hoàn toàn giác ngộ

Namo Buddha Yah (Nam mô Bu đa Ya)

Namo Dharma Yah (Nam mô Đa ma Ya)

Namo Sangha Yah (Nam mô Sang ga Ya)

Khấn nguyện

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Con kính lễ chư Phật mười phương, chư Bồ tát, chư Thần, chư Thánh, chư Thành hoàng Thổ địa và ông bà tổ tiên nhiều đời đã mất.

Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng nhân Tết Nguyên Tiêu năm.....

Con tên là:...

Con xin sắm sửa chút lễ mọn trước là để tỏ lòng thành kính, biết ơn đến các Ngài đã bảo vệ, giúp đỡ con và gia đình trong năm vừa qua.

Con xin sám hối tất cả những điều xấu con đã vô tình hoặc cố ý gây ra từ trước đến nay do kết quả của tham, sân, si; con quyết tâm sẽ hạn chế và giải trừ chúng.

Cầu xin các Ngài phù hộ cho con, gia đình và tất cả mọi người một năm mới luôn khoẻ mạnh, bình an, tài vật đủ đầy, ngũ cốc xum xuê, duyên lành thường đến, vạn sự hanh thông, thế giới hoà bình, nhân dân an lạc. Con xin nương tựa Tam Bảo, thường làm điều lành, tránh xa điều ác, tin sâu nhân quả, tích tập công đức và tăng trưởng trí tuệ.

Đọc thần chú Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần hoặc 7 lần hoặc 21 lần hoặc càng nhiều càng tốt)

Om Mani Padme Hum

(Đọc là: Ôm ma ni pê mê hung hoặc Ôm ma ni pat mê hum)

Hồi hướng công đức

Con xin hồi hướng tất cả các công đức con đã tích tập được trong ngày hôm nay, trong cuộc đời này, trong tất cả các đời quá khứ và tương lai cho sự hạnh phúc và giác ngộ của tất cả chúng sinh, trong đó có:... (nêu tên cụ thể những người mà bạn muốn hồi hướng, ví dụ như: Gia đình con gồm: Bố Nguyễn Văn A, mẹ Phạm Thị B,... hoặc nếu không nhớ họ tên thì chỉ cần nhắc đến như bác hàng xóm, cô bán thịt đầu ngõ và nghĩ tới họ là được).

Cầu mong cho những người còn sống được mạnh khỏe, hạnh phúc, người đã mất có tái sinh tốt đẹp, tất cả đều gặp được các duyên lành dẫn đến giác ngộ và giải thoát.

Lưu ý: Muốn việc cầu khấn dễ thành tựu thì nên phóng sinh cùng ngày hoặc trước/sau một ngày và hồi hướng công đức cho việc đó được thuận lợi.

Nguồn: Các Bài Văn Khấn Thường Dùng

Nhập mô tả ảnh tại đây

 

VĂN KHẤN TỔ TIÊN RẰM THÁNG GIÊNG (TẾT NGUYÊN TIÊU)

Quy y

Để bắt đầu, bạn hãy tưởng tượng hoặc tin chắc phía trên là chư Phật, Bồ tát, Hộ pháp đang chứng kiến buổi lễ này, xung quanh là Thần thánh, ông bà tổ tiên và sau lưng là tất cả người thân quen, lẫn những chúng sinh không quen biết đang cùng bạn quy y; rồi thành tâm đọc những lời sau:

Con xin quy y Phật, con xin quy y Pháp, con xin quy y Tăng, từ nay cho tới ngày hoàn toàn giác ngộ

Namo Buddha Yah (Nam mô Bu đa Ya)

Namo Dharma Yah (Nam mô Đa ma Ya)

Namo Sangha Yah (Nam mô Sang ga Ya)

Khấn nguyện

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Con kính lễ chư Phật mười phương, chư Bồ tát, chư Thần, chư Thánh, chư Thành hoàng Thổ địa và ông bà tổ tiên nhiều đời đã mất.

Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng nhân Tết Nguyên Tiêu năm.....

Con tên là:...

Con xin sắm sửa chút lễ mọn trước là để tỏ lòng thành kính, biết ơn đến các Ngài đã bảo vệ, giúp đỡ con và gia đình trong năm vừa qua; sau là để tưởng nhớ công ơn của ông bà tổ tiên nhiều đời đã mất.

Con xin sám hối tất cả những điều xấu con đã vô tình hoặc cố ý gây ra từ trước đến nay do kết quả của tham, sân, si; con quyết tâm sẽ hạn chế và giải trừ chúng.

Cầu xin các Ngài phù hộ cho con, gia đình và tất cả mọi người một năm mới luôn khoẻ mạnh, bình an, tài vật đủ đầy, ngũ cốc xum xuê, duyên lành thường đến, vạn sự hanh thông, thế giới hoà bình, nhân dân an lạc. Con xin nương tựa Tam Bảo, thường làm điều lành, tránh xa điều ác, tin sâu nhân quả, tích tập công đức và tăng trưởng trí tuệ.

Đọc thần chú Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần hoặc 7 lần hoặc 21 lần hoặc càng nhiều càng tốt)

Om Mani Padme Hum

(Đọc là: Ôm ma ni pê mê hung hoặc Ôm ma ni pat mê hum)

Hồi hướng công đức

Con xin hồi hướng tất cả các công đức con đã tích tập được trong ngày hôm nay, trong cuộc đời này, trong tất cả các đời quá khứ và tương lai cho sự hạnh phúc và giác ngộ của tất cả chúng sinh, trong đó có:... (nêu tên cụ thể những người mà bạn muốn hồi hướng, ví dụ như: Gia đình con gồm: Bố Nguyễn Văn A, mẹ Phạm Thị B,... hoặc nếu không nhớ họ tên thì chỉ cần nhắc đến như bác hàng xóm, cô bán thịt đầu ngõ và nghĩ tới họ là được).

Cầu mong cho những người còn sống được mạnh khỏe, hạnh phúc, người đã mất có tái sinh tốt đẹp, tất cả đều gặp được các duyên lành dẫn đến giác ngộ và giải thoát.

Lưu ý: Muốn việc cầu khấn dễ thành tựu thì nên phóng sinh cùng ngày hoặc trước/sau một ngày và hồi hướng công đức cho việc đó được thuận lợi.

Nguồn: Các Bài Văn Khấn Thường Dùng

Nhập mô tả ảnh tại đây

 

Cầu Nguyện Trong Ngày Rằm Tháng Giêng Như Thế Nào Để Mang Lại Phước Báu Cho Bản Thân Và Gia Đình

Cầu Nguyện Trong Ngày Rằm Tháng Giêng Như Thế Nào Để Mang Lại Phước Báu Cho Bản Thân Và Gia Đình

Th 5 06/02/2025 4 phút đọc

Cầu Nguyện Trong Ngày Rằm Tháng Giêng Như Thế Nào Để Mang Lại Phước Báu Cho Bản Thân Và Gia ĐìnhVì Sao Rằm Tháng Giêng Lại... Đọc tiếp

Những Việc Nên Làm Trong Ngày Rằm Tháng Giêng Để Cầu Bình An

Những Việc Nên Làm Trong Ngày Rằm Tháng Giêng Để Cầu Bình An

Th 5 06/02/2025 4 phút đọc

Những Việc Nên Làm Trong Ngày Rằm Tháng Giêng Để Cầu Bình AnTrong không khí thanh tịnh của những ngày đầu xuân, khi hương xuân còn... Đọc tiếp

DÂNG SAO CÓ GIẢI ĐƯỢC HẠN HAY KHÔNG?

DÂNG SAO CÓ GIẢI ĐƯỢC HẠN HAY KHÔNG?

Th 5 06/02/2025 2 phút đọc

🙏 Theo truyền thống của nhà Phật, dâng sao giải hạn không có trong bất kỳ kinh điển giáo lý nào. Hơn thế, Đức Phật dạy... Đọc tiếp

ĐI CHÙA CẦU NGUYỆN THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

ĐI CHÙA CẦU NGUYỆN THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

Th 2 03/02/2025 4 phút đọc

Cầu nguyện là một cách để biến đổi tâm thức của mình.Có ba loại cầu nguyện:✅ Một là, cầu nguyện cao thượng. Cầu nguyện cao thượng... Đọc tiếp

Nội dung bài viết