Chúc bạn Hạnh phúc và Bình An
Trì chú có tiêu được nghiệp không?

Trì chú có tiêu được nghiệp không?

Minh Tâm
Th 7 07/12/2024 4 phút đọc
Nội dung bài viết
Trì chú có tiêu được nghiệp không?

Trì chú giống như là xây dựng nghiệp tốt. Xây dựng nghiệp tốt giống như xây một cái tường thành, khi những cơn sóng của bão đánh vào tường thành thì nó yếu đi, thế thôi. Nghĩa là trì chú không thể tiêu được nghiệp, nhưng nó giảm được sức mạnh của nghiệp. 

Ví dụ như thế này cho dễ hiểu: Mình đã từng gi.ết người trong quá khứ, bây giờ mình thực hành các Pháp môn của nhà Phật, lẽ ra ngày này tháng này mình sẽ bị người ta gi.ết, đúng không? Nhưng nhờ sức mạnh của bức tường ấy nên trong 100 kiếp mình sẽ bị người ta cắt chân thôi. Giảm nghiệp, cắt vào chân, chém vào chân. Mình không phải chịu cái ch.ết để trả cho cái nghiệp gi.ết người nữa, mình chịu 100 kiếp chém vào chân.

Đấy là một việc giảm bớt nghiệp xấu. Nó làm cho nghiệp xấu đến với mình một cách nhẹ nhàng hơn. Giống như cơn bão đánh đến, nhưng gặp bức tường thành thì nó bị yếu đi chứ không thể nào hết cơn bão được. 
Thế nên trì chú giúp cho mình bảo vệ sinh mạng để mình có thể tu hành được, nhưng không có gì đảm bảo cả! Em có thể trì chú, nhưng vẫn ch.ết như thường. Trì chú bao nhiêu nhưng rồi gặp đúng oan gia chém một cái ch.ết luôn, chẳng có gì để đảm bảo hết. 

 
Nên đừng nghĩ rằng trì chú hay là niệm Phật là sẽ tiêu nghiệp, không có. Ai hiểu “tiêu được nghiệp” là một cái hiểu rất hạn chế về nhân quả. Nghiệp không bao giờ tiêu, nhưng nó có thể biến đổi. 
 
Ví dụ, mình có 100 kg vác trên vai, vác một lần sụn xương, hoặc vác 10 kg trong 10 lần đều được. Trì chú niệm Phật có giá trị đến thế là cùng thôi. Và thế là quá tuyệt vời rồi! Không có giá trị là đốt một phát hết cả nghiệp. Không có đâu! Đấy là cái hiểu biết rất là nhầm lẫn.
 
Như vậy có nên trì chú niệm Phật không? 
Vẫn nên! Vì nó tạo cho mình điều kiện, môi trường thuận lợi để tu hành giác ngộ. Còn nếu mình trì chú niệm Phật với tinh thần để trốn nghiệp tránh nghiệp, đấy là mình đang hoàn toàn nhầm, sớm muộn nó cũng đổ đến.

Lí do của trì chú niệm Phật mục tiêu là hướng đến giác ngộ. Mục tiêu của nó không phải trốn tránh nghiệp, đỡ nghiệp. Chư Phật không dạy những cái như vậy cho những người muốn trốn tránh, mà dạy cho những người muốn tiến lên, tu hành và giác ngộ. 
Trì chú như là phương tiện thiện xảo của nhà Phật để giúp người ta tu hành và tiến bộ. Còn bây giờ nó biến tướng thành cái chỗ để trốn tránh. “Phật là cái ông thần rất to để tôi nương tựa vào tôi tránh được tai họa” – đấy là cái biến tướng do thiếu hiểu biết mà thành, chứ không phải là sự thật.

Phật không phải là ông thần to chỉ cho mình thần chú, chỉ cho mình niệm Phật để trốn tránh nghiệp. Ngược lại, Phật dạy cho mình trí tuệ và phương tiện như là niệm Phật, cõi Phật, trì chú để mình có điều kiện tu hành và phát triển trí tuệ, để mình đối diện với cái nghiệp cũ một cách đầy trí tuệ và sáng suốt, chứ không phải mình trốn tránh khỏi nghiệp cũ. Không trốn được đâu! Nhưng mình hoàn toàn có thể đối diện một cách trí tuệ và sáng suốt. Đời trước tôi gi.ết người ta, đời này người ta đến đòi nợ, tôi đối diện một cách trí tuệ và sáng suốt. Đấy mới là tu hành. Chứ không phải tôi làm gì đó để cuối cùng người ta biến khỏi cõi đời luôn, không bao giờ gặp lại tôi nữa. Không phải, hoàn toàn nhầm lẫn!

Nhà Phật có cả Trí tuệ và Phương tiện. Trí tuệ là những cái thực sự Đạo Phật hướng đến. Còn phương tiện: thần chú, niệm Phật, thậm chí cả cõi Phật đều chỉ là phương tiện mà thôi để nương vào đấy, người ta có một điều kiện tương đối thuận lợi để có thể tu hành giác ngộ được. Hiểu như vậy về thần chú và về niệm Phật mới đúng và nó không mâu thuẫn gì với nhân quả. Còn hiểu không phải như vậy thì là hiểu nhầm. Hiểu nhầm dễ thành tà kiến, không tu hành được.
(Nguồn: Trà Đàm Trong Suốt)
--------------------
Trong Nhà - Bảo vật hộ thân
Hotline: 096 888 5094
Địa chỉ: 27 Vạn Bảo, Ba Đình, Hà Nội
Vô Thường và Vô Ngã trong Kinh Pháp Cú

Vô Thường và Vô Ngã trong Kinh Pháp Cú

CN 05/01/2025 38 phút đọc

VÔ THƯỜNGTHÂN VÔ THƯỜNG: SINH, LÃO, BỆNH, TỬ     Trong Kinh Pháp Cú Đức Phật phân tích con người gồm có Thân và Tâm, cả hai... Đọc tiếp

GIÀU CÓ - CÓ NGƯỜI KHÓ, CÓ NGƯỜI DỄ VÌ SAO?

GIÀU CÓ - CÓ NGƯỜI KHÓ, CÓ NGƯỜI DỄ VÌ SAO?

Th 4 25/12/2024 5 phút đọc

GIÀU CÓ - CÓ NGƯỜI KHÓ, CÓ NGƯỜI DỄ VÌ SAO?Bài học về Nghiệp và Duyên - cội nguồn của Giàu Vững BềnBạn đã bao giờ... Đọc tiếp

Bệnh Tật Do Nhân Gì Gây Ra?

Bệnh Tật Do Nhân Gì Gây Ra?

Th 7 14/12/2024 4 phút đọc

Bệnh Tật Do Nhân Gì Gây Ra? Tất cả bệnh tật, rủi ro, tai nạn, bị lừa lọc, bị đối xử tệ… đều do chúng ta đã... Đọc tiếp

CHA MẸ LÀ NGƯỜI ĐẨY CON MÌNH VÀO VỰC THẲM LUÂN HỒI NẾU THIẾU ĐI CHÁNH KIẾN

CHA MẸ LÀ NGƯỜI ĐẨY CON MÌNH VÀO VỰC THẲM LUÂN HỒI NẾU THIẾU ĐI CHÁNH KIẾN

Th 3 10/12/2024 4 phút đọc

CHA MẸ LÀ NGƯỜI ĐẨY CON MÌNH VÀO VỰC THẲM LUÂN HỒI NẾU THIẾU ĐI CHÁNH KIẾN Chúng ta, những bậc làm cha mẹ, sống trong cuộc... Đọc tiếp

Nội dung bài viết