VÌ SAO BỒ TÁT SỢ NHÂN, CÒN CHÚNG SINH SỢ QUẢ?
Minh Tâm
Th 5 21/11/2024
2 phút đọc
Nội dung bài viết
VÌ SAO BỒ TÁT SỢ NHÂN, CÒN CHÚNG SINH SỢ QUẢ?
Mình sợ hãi vì mình bám chấp. Bám chấp là gì?
Là muốn nó phải đến với mình, bắt buộc nó phải xảy ra. Khi mình muốn điều gì "Phải xảy ra", gọi là bám chấp, còn "Nên xảy ra" chưa phải là bám chấp. Phải xảy ra hay nó phải đến với tôi là bám chấp - đó là vấn đề tâm lý.
Khi có bám chấp thì dấu hiệu rõ nhất là lo sợ, vì mình muốn nó phải xảy ra nhưng có một tỷ khả năng nó không xảy ra, đúng không? Mình bắt đầu sợ.
Rất dễ, mình chỉ cần hiểu nhân quả là xong: “Đừng quá mong muốn một cái gì đấy, vì nếu phúc phận của mình không đủ thì chẳng có được. Đừng quá sợ mất một cái gì đấy vì nếu phúc phận mình đủ thì không mất đi được. Hãy lo xây dựng nghiệp tốt và tránh những nghiệp xấu!”
Nhân quả thôi mà! Nếu mình đủ nghiệp tốt, gieo đủ nhân tốt, đủ phúc phận thì kiểu gì nó cũng đến, đúng chưa?
Đừng quá mong muốn, nếu đủ phúc phận rồi thì nó sẽ đến, nếu không đủ thì nó sẽ đi mất. Hiểu điều đấy thì chỉ lo gieo nhân tốt, làm những việc tốt, chứ không cần phải lo sợ mất hay không mất. Cứ gieo nhân tốt, quả đến thì đến, còn không thì thôi, là hết bám chấp.
“Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”.
Bồ Tát là người gieo nhân cẩn thận, còn quả đến hay không thì nhân quả quyết, nên là chỉ sợ nhân, gieo nhân cẩn thận thôi.
“Chúng sinh sợ quả” là gì? Là kiểu lo lắng sợ hãi đấy.
Nên mình chuyển sang kiểu Bồ Tát đi! Mình học Bồ Tát, mình chỉ gieo nhân thôi, cứ làm đúng việc mà mình cho là đúng nhất, Còn đâu, nó đến được thì đến, không thì thôi, vì nó chỉ là nhân quả!
- Trích Trà đàm: “Nhập thế, lạc mà không lạc"
(Trà Đàm Trong Suốt)
--------------------
Trong Nhà - Bảo vật hộ thân
Hotline: 096 888 5094
Địa chỉ: 27 Vạn Bảo, Ba Đình, Hà Nội
Mình sợ hãi vì mình bám chấp. Bám chấp là gì?
Là muốn nó phải đến với mình, bắt buộc nó phải xảy ra. Khi mình muốn điều gì "Phải xảy ra", gọi là bám chấp, còn "Nên xảy ra" chưa phải là bám chấp. Phải xảy ra hay nó phải đến với tôi là bám chấp - đó là vấn đề tâm lý.
Khi có bám chấp thì dấu hiệu rõ nhất là lo sợ, vì mình muốn nó phải xảy ra nhưng có một tỷ khả năng nó không xảy ra, đúng không? Mình bắt đầu sợ.
Rất dễ, mình chỉ cần hiểu nhân quả là xong: “Đừng quá mong muốn một cái gì đấy, vì nếu phúc phận của mình không đủ thì chẳng có được. Đừng quá sợ mất một cái gì đấy vì nếu phúc phận mình đủ thì không mất đi được. Hãy lo xây dựng nghiệp tốt và tránh những nghiệp xấu!”
Nhân quả thôi mà! Nếu mình đủ nghiệp tốt, gieo đủ nhân tốt, đủ phúc phận thì kiểu gì nó cũng đến, đúng chưa?
Đừng quá mong muốn, nếu đủ phúc phận rồi thì nó sẽ đến, nếu không đủ thì nó sẽ đi mất. Hiểu điều đấy thì chỉ lo gieo nhân tốt, làm những việc tốt, chứ không cần phải lo sợ mất hay không mất. Cứ gieo nhân tốt, quả đến thì đến, còn không thì thôi, là hết bám chấp.
“Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”.
Bồ Tát là người gieo nhân cẩn thận, còn quả đến hay không thì nhân quả quyết, nên là chỉ sợ nhân, gieo nhân cẩn thận thôi.
“Chúng sinh sợ quả” là gì? Là kiểu lo lắng sợ hãi đấy.
Nên mình chuyển sang kiểu Bồ Tát đi! Mình học Bồ Tát, mình chỉ gieo nhân thôi, cứ làm đúng việc mà mình cho là đúng nhất, Còn đâu, nó đến được thì đến, không thì thôi, vì nó chỉ là nhân quả!
- Trích Trà đàm: “Nhập thế, lạc mà không lạc"
(Trà Đàm Trong Suốt)
--------------------
Trong Nhà - Bảo vật hộ thân
Hotline: 096 888 5094
Địa chỉ: 27 Vạn Bảo, Ba Đình, Hà Nội