Chúc bạn Hạnh phúc và Bình An
Tại sao trong lòng thoải mái thì mình dễ gặp hoàn cảnh thoải mái, và ngược lại?

Tại sao trong lòng thoải mái thì mình dễ gặp hoàn cảnh thoải mái, và ngược lại?

Trong Nhà
Th 5 18/08/2022 6 phút đọc
Nội dung bài viết

Trong vũ trụ, những năng lượng cùng loại sẽ tìm đến với nhau, “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Theo đó, nếu trong lòng bạn có dòng năng lượng của hạnh phúc hay ghét bỏ thì tương ứng ở bên ngoài, những hoàn cảnh thuận lợi hay khó khăn sẽ xuất hiện. Đó chính là luật hấp dẫn.

Điều này dưới góc nhìn của nhà Phật liệu có mâu thuẫn với luật Nhân quả hay không?

 1. Thầm cảm ơn – Chữa bệnh bằng năng lượng của sự đầy đủ

Xuân Hưng: Chào Thầy ạ, ecó nghe một bài Trà đàm về chúc thầm, em thực hành thì thấy hiệu nghiệm.

Thầy Trong Suốt: Ừ, thế thì bổ sung thêm thầm cảm ơn. Khi thấy chúc thầm hiệu nghiệm rồi bổ sung thêm thầm cảm ơn thì càng hiệu nghiệm hơn.

Xuân Hưng: Thầm cảm ơn thì em chưa tập ạ.

Thầy Trong Suốt: Mình có cái gì cảm ơn được thì cảm ơn cái đấy. Thầm cảm ơn, ví dụ người ta đến, người ta làm những điều vừa vừa với mình, mình thầm cảm ơn người ta.

Tuy nhiên, giỏi hơn thì cảm ơn những cái rất bình thường: Cảm ơn là tôi có đủ tiền mua mớ rau, còn hơn không đủ duyên, không đủ tiền để mua. Thầm cảm ơn vì công ty tôi vẫn hoạt động đến ngày hôm nay để tôi có việc làm – cảm ơn những điều bình thường nhất.

Giỏi hơn nữa thì cảm ơn những điều gây cho mình khó chịu. Đấy, nếu em mà cảm ơn được bệnh tật thì nhanh khỏi hơn nhiều. Ít nhất, em cảm ơn những điều bình thường cũng được.

2 e1565451909665

Chỉ đơn giản buổi sáng khi tỉnh dậy “Tôi cảm ơn vì tôi vẫn còn sống đến ngày hôm nay, thế là tốt rồi! Cảm ơn tôi còn đủ sức khỏe để đến đây”, “Cảm ơn đôi mắt tôi còn sáng để nhìn được đường… Đấy, Cảm ơn tai tôi còn thính để nghe được Pháp”, “Cảm ơn tôi vẫn còn bố mẹ”, nhiều người chẳng còn bố mẹ… Nhiều thứ để cảm ơn lắm!

Mình nên sống trong trạng thái Cảm ơn. Vì khi mình cảm ơn thì trong lòng mình dâng lên một một loại năng lượng của sự đầy đủ. Đấy! Khi cảm ơn thì phải thấy có cái tốt mới cảm ơn chứ, đúng không?

Nên trong lòng mình dâng lên năng lượng đầy đủ. Cái năng lượng đầy đủ đấy, nó chữa cho mình các vết thương về tinh thần lẫn thể chất. Thoải mái, đầy đủ –năng lượng đấy tự chữa vết thương, nó tự hoạt động.

Ngược lại nếu mình không cảm ơn, mình coi mọi thứ là đương nhiên thì mình chẳng bao giờ có năng lượng đầy đủ bên trong. Chưa kể mình ghét bỏ thì còn tệ hơn. Trong lòng mình dâng lên một năng lượng của sự ghét bỏ thì nó còn tiếp tục đục phá thân thể, tinh thần mình. 

Đấy là lí do vì sao nên cảm ơn bệnh. Vì nhờ có bệnh này thì em có cơ hội hiểu thêm về cuộc sống, em có cơ hội tiếp cận Phật pháp. Nếu em làm được chuyện đấy thì nhanh hơn nhiều. Còn nếu không làm cũng được, nhưng nó sẽ chậm hơn.

Ít nhất là cảm ơn những cái bình thường. Đấy, ví dụ cảm ơn tay chân còn đi lại được; còn đủ tiền để ăn; sống từ sáng đến tối không bị chết đói… Khi em cảm ơn càng nhiều thì năng lượng đầy đủ càng mạnh, nó sẽ chữa bệnh cho em luôn, chữa cả tinh thần và thể xác. 

Chưa kể là khi em đầy đủ sẽ cuốn hút cái đầy đủ xung quanh đến với em dễ hơn. Nên cảm ơn có rất nhiều ích lợi. Thầm cảm ơn bất kì cái gì có thể cảm ơn. 

1 e1565451972605
 

2. Luật hấp dẫn không thể thay thế Nhân quả, nhưng nó có xu hướng

 

Minh Tuấn: Điều anh nói làm em nhớ đến luật hấp dẫn. Khi mình đầy đủ thì sẽ cuốn hút những thứ đầy đủ đến với mình. Em thấy luật hấp dẫn cũng là hệ quả của Nhân quả thôi.Tức có thể gieo Nhân bằng thân – khẩu – ý. Khi tinh thần của mình tốt thì sẽ kéo các thứ khác đến.

Thầy Trong Suốt: Khi em thả hòn đá xuống mặt nước, điều gì sẽ xảy ra? Hòn đá chìm xuống đáy vì đó là 2 loại năng lượng có tính chất nặng, đúng chưa? Khi em thả một quả bóng xuống mặt nước, quả bóng chìm một lúc rồi lại nổi lên, vì không khí tìm đến năng lượng cùng loại với nó là bầu trời.

Trong vũ trụ này những năng lượng cùng loại, người ta gọi là “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” sẽ tìm đến với nhau. Nghĩa là năng lượng cùng loại sẽ tụ tập vào một chỗ.

Minh Tuấn: Nhưng như vậy giải thích cho Nhân quả như thế nào ạ?

Thầy Trong Suốt: Đấy là một cách nhìn thế giới, còn tất nhiên nó phải đủ nhân quả. Ví dụ năng lượng cùng loại, nhưng ngăn ở giữa là một bức màn bằng sắt thì quả bóng không thể nổi lên mặt nước được, nhưng mà nó có xu hướng mạnh mẽ.

Điều đấy không đảm bảo năng lượng cùng loại ở cùng với nhau được, nhưng nó là xu hướng mạnh mẽ tác động để dễ gần nhau hơn. Nó không phải lực hấp dẫn, không phải là chắc chắn. Nhưng nó là xu hướng – thế thì đúng mà, nó có xu hướng.

Nếu em trong lòng thoải mái thì em có xu hướng thoải mái bên ngoài, chứ không có gì đảm bảo nó là cái bên ngoài. Nhỡ có nghiệp xấu xảy ra, có bức màn ngăn ở giữa thì thôi hòn đá không thể rơi xuống đáy được, mà quả bóng cũng không thể nổi lên trên được.

Vì cái xu hướng rất mạnh mẽ nên lực hấp hẫn còn có một cái ứng dụng tương đối. Nó không thể thay nhân quả được, nhưng mà nó có ứng dụng tương đối để mình dùng cái bên trong mình phát ra bên ngoài mình.

Còn không đủ duyên thì thả hòn đá xuống, có tấm lưới chắn hòn đá không thể rơi xuống đáy. Nhưng mà có khả năng rất cao là rơi xuống đáy vì nó cùng loại, đúng không?

Nên nếu trong lòng mình thoải mái thì mình rất dễ gặp hoàn cảnh thoái mái hơn, dễ hơn gấp nhiều lần trong lòng mình nặng nề. Trong lòng mình nặng nề thì mình sẽ gặp nhiều chuyện nặng nề hơn. 

 

Trích Trà đàm “Nhân quả và Sức khoẻ”

(Nguồn: Trong Suốt)

Bát Nhã Tâm Kinh là gì?

Bát Nhã Tâm Kinh là gì?

Th 6 09/12/2022 1 phút đọc

Bát Nhã Tâm Kinh là bộ kinh đặc biệt của nhà Phật chỉ thẳng vào Trí Tuệ tuyệt đối, chỉ thẳng vào Trái tim của Sự... Đọc tiếp

Tuệ Trung Thượng Sĩ là ai?

Tuệ Trung Thượng Sĩ là ai?

Th 6 09/12/2022 1 phút đọc

Tuệ Trung Thượng Sĩ tên thật là Trần Tung, sinh năm 1230 – mất năm 1291, quê ở Nam Định. Ngài là anh ruột của Hưng... Đọc tiếp

Bám chấp và dấu hiệu của sự bám chấp?

Bám chấp và dấu hiệu của sự bám chấp?

Th 3 23/08/2022 10 phút đọc

Khi mình quen với cái gì rồi thì mình muốn nó tiếp tục được như vậy – đã tốt phải tốt mãi, đã sung sướng phải... Đọc tiếp

Ý nghĩa của việc đọc Nam Mô A Di Đà Phật và Om Mani Padme Hum

Ý nghĩa của việc đọc Nam Mô A Di Đà Phật và Om Mani Padme Hum

Th 5 18/08/2022 4 phút đọc

Hỏi: Em có thói quen đọc Nam Mô A Di Đà Phật và có cảm giác rất bình an khi đọc câu đó. Vậy em có nên... Đọc tiếp

Nội dung bài viết